Sơn kết cấu thép là công đoạn vô cùng cần thiết để đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ cho bộ phận khung, giá đỡ nhà xưởng công nghiệp, nhà thép tiền chế nói chung. Cùng tìm hiểu một số thông tin cơ bản về các sản phẩm sơn, quá trình chuẩn bị và các bước thực hiện sơn kết cấu thép trong bài viết dưới đây.
Sơn Alkyd là dạng sơn chống gỉ với khả năng bám dính tốt, nhanh khô. Đồng thời, dòng sơn này có tính chống ăn mòn cao nên thường được sử dụng tại các đơn vị sản xuất kết cấu thép.
Độ phủ và độ bền màu của sơn phụ thuộc vào các yếu tố như bề mặt cần sơn, tay nghề thợ và dụng cụ.
Sơn epoxy là loại sơn cao cấp gồm hai thành phần chính là dung môi và polyamide. Dòng sơn này có khả năng bám dính trên nhiều bề mặt từ bê-tông, kim loại cho đến bề mặt gỗ,… Vì vậy, sơn epoxy được dùng rộng rãi cho nhiều mặt phẳng như: sàn, nền, tường nhà,…
Lớp sơn thường có độ bóng màu sắc khá đa dạng, khá bền và ít khi bị phai màu nên thường được sử dụng cho các công trình có tính thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó, dòng sơn này có thể chống thấm tốt cùng khả năng bám bụi rất thấp nên vô cùng thuận lợi cho quá trình vệ sinh, lau chùi.
Sơn Polyurethane (sơn PU) được sử dụng rất nhiều cho các thiết bị máy móc, kết cấu sắt thép nội thất, ngoại thất, bồn chứa công nghiệp, hệ thống ống ngầm, ống gió,…
Sơn có đặc điểm khô nhanh, chịu được mài mòn và có khả năng chống chịu trước ảnh hưởng của thời tiết. Ngoài ra, sơn PU cũng bám dính rất tốt trên bề mặt lớp sơn chống gỉ Epoxy và Alkyd.
Với các cấu kiện thép có bề mặt nhỏ, việc làm sạch bề mặt có thể thực hiện thủ công. Phần bụi bẩn, gỉ sét, dầu mỡ, các tạp chất bám trên bề mặt được đánh bằng giấy nhám, chà cước hoặc bàn chải sắt. Với phương pháp này, bề mặt kết cấu thép có đảm bảo độ sạch và tính thẩm mỹ hay không hay không phụ thuộc rất lớn vào tay nghề của thợ sơn.
Trong khi đó, với các cấu kiện thép thiết diện lớn, việc làm sạch và xử lý bề mặt cần sự hỗ trợ của máy móc. Các thiết bị hỗ trợ được sử dụng phổ biến hiện nay là máy phun cát ướt, máy phun bi,…
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của công trình và điều kiện môi trường, đơn vị thi công sẽ lựa chọn loại sơn phù hợp. Thông thường khi sơn bề mặt kết cấu thép sẽ gồm 2 công đoạn là sơn 1 lớp chống gỉ và 2 lớp sơn phủ bên ngoài.
Trong quá trình thực hiện, đơn vị thi công cần pha trộn sơn theo đúng tỷ lệ từ hướng dẫn của nhà sản xuất. Đối với cấu kiện sắt thép có diện tích nhỏ, dụng cụ sơn nên sử dụng là rulo hoặc cọ lăn. Tuy nhiên, biện pháp sơn thủ công này thường sẽ tốn nhiều thời gian và không đảm bảo sự đồng đều trong lớp sơn phủ.
Vì vậy, nhiều đơn vị sản xuất, thi công hiện nay đã tận dụng thiết bị phun sơn để đảm bảo bề mặt sơn được phẳng, đều, độ bám dính cao và phủ kín các khu vực hẹp, khó tiếp xúc.
Trước khi sơn phủ lần hai, lớp sơn đầu tiên phải đảm bảo để khô trong khoảng 5 tiếng. Bề mặt sơn sau khi hoàn thiện được kiểm tra độ dày bằng máy đo để đảm bảo chất lượng.
Trước khi xuất xưởng kết cấu thép, thợ sơn sẽ thực hiện dặm vá hoàn thiện những vị trí bề mặt sơn chưa đạt chất lượng. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian và đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình nhà xưởng công nghiệp, nhà thép tiền chế, đơn vị thi công cần kiểm soát kỹ lưỡng quá trình sơn kết cấu ngay từ đầu.
Để sở hữu sản phẩm kết cấu thép đạt chuẩn chất lượng cùng mẫu mã đẹp mắt, việc lựa chọn được một đơn vị thi công phù hợp là yếu tố quan trọng nhất.
Mọi thắc mắc về đơn giá thi công nhà tiền chế vui lòng gọi Hotline (+84) 918 23 23 65 để được nhân viên tư vấn cụ thể. Đội ngũ QSB Steel sẽ giải đáp và hỗ trợ nhanh chóng.