Quy trình sơn kết cấu thép muốn đạt chuẩn phải trải qua rất nhiều công đoạn nhỏ, mỗi công đoạn thực hiện đòi phải chỉnh chu và kiểm soát chất lượng một cách chặt chẽ.
Thoạt nghe qua việc sơn kết cấu thép thì đơn giản nhưng chủ quan làm sai quy trình và không đúng kỹ thuật thì dẫn đến nhiều hệ lụy. Kết quả có thể dễ xảy ra nhất là bề mặt sơn bị lỗi, lớp sơn có thể bị bong tróc ngay sau khi sơn xong hoặc có thể bị phồng rộp sau một thời gian sử dụng.
Quy trình sơn kết cấu thép như thế nào là đạt chuẩn? Cùng tìm hiểu thử nhé.
Trường hợp với các cấu kiện có bề mặt nhỏ, việc làm sạch bề mặt có thể thực hiện bằng thủ công. Bụi bẩn; gỉ sét; dầu mỡ; các tạp chất bám trên bề mặt được đánh bay bằng giấy nhám; chà cước hoặc bàn chải sắt.
Phương pháp sử dụng này chỉ phù hợp có điều kiện thi công đơn giản, yêu cầu kỹ thuật không quá cao. Tuy nhiên; cách này sẽ phụ thuộc rất lớn vào tay nghề của thợ sơn. Dẫn đến việc độ dày lớp sơn không đồng đều.
Còn đối với các công trình cầu đường, dự án nhà xưởng công nghiệp có quy mô lớn. Các cấu kiện thép có tiết diện cực kì lớn thì cần sự hỗ trợ của máy móc. Các loại máy thường được sử dụng tại nhà máy sản xuất thép là máy phun cát ướt; máy phun bi,… Điều này tùy thuộc vào quy mô hoạt động mà doanh nghiệp đầu tư cho hợp lý.
Tại QSB, với hơn 10 năm hoạt động trong xây dựng nhà thép tiền chế. Dự án quy mô thực hiện với diện tích trên 1000m2. Phần lớn phân khúc thế mạnh là các dự án nhà xưởng công nghiệp, nhà cao tầng,,,,,. Việc đầu tư trang thiết bị hiện đại tại nhà xưởng đã được QSB chú trọng ngay tư đầu. Hệ thống máy máy cắt CNC; máy hàn tự động máy đục; cắt; máy phun bi…được trang bị đầy đủ.
Sơn sử dụng cho kết cấu thép hiện nay rất đa dạng. Nhưng hai loại sơn thông dụng được dùng phổ biến nhất hiện nay là Epoxy và Alkyd
Tùy theo tính chất công trình sử dụng cho mục đích gì; điều kiện môi trường ra sao mà nhà thầu tư vấn cho chủ đầu tư chọn loại sơn phù hợp. Sơn phải đảm bảo tiết kiệm chi phí; chất lượng sơn đạt chuẩn để bảo vệ kết cấu thép lâu dài.
Chọn phương pháp sơn
Đối với cấu kiện sắt thép có diện tích nhỏ thì sử dụng rulo hoặc cọ lăn sơn. Các thiết bị này thì rẻ nhưng chất lượng bề mặt sơn không đạt chất lượng tốt nhất.
Để giảm thiểu hao phí vật liệu, tiết kiệm thời gian và chi phí QSB sử dụng máy phun sơn phù hợp cho mọi kết cấu thép. Bên cạnh đó sử dụng máy phun sơn giúp bền mặt sơn được phẳng, đều, độ bám dính cao; đồng thời đảm bảo sơn vẫn phủ kín các khu vực hẹp, khó tiếp xúc.
Mặc cho việc sử dụng loại sơn gì, phương pháp nào đi chăng nữa thì chiều dày lớp sơn phải thỏa mãn độ dày yêu cầu. Độ dày đảm bảo sẽ giúp bề mặt cấu kiện thép hạn chế được các tác động từ môi trường bên ngoài nắng, mưa, tác nhân ăn mòn,….
Dựa trên các khuyến cáo định mức từ nhà sản xuất, đơn vị thi công pha trộn sơn cho phù hợp. Sơn đưa vào thùng chứa sau khi pha trộn đúng hướng dẫn và tiến hành sơn.
Thông thường bề mặt cấu kiện thép sẽ gồm lớp sơn chống gỉ và sơn phủ bên ngoài. Phải để sơn khô trong khoảng 5 tiếng, tiếp sau đó sẽ phủ lần hai. Bề mặt sau khi đã sơn phải để thực sự khô, đạt chất lượng về độ dày bằng máy đo. Công đoạn này QC phải kiểm soát thật kỹ đạt chất lượng mới cho tiến hành xuất xưởng để mang đến công trình lắp dựng.
Với những vị trí có bề mặt sơn không đạt chất lượng, QC cho thợ sơn thực hiện dặm vá và hoàn thiện cho đến khi đạt yêu cầu. Điều tốt nhất nên làm là kiểm soát ngay từ đầu để tránh những sai sót, vừa đạt tiêu chuẩn chất lượng vừa đạt tiêu chí thẩm mỹ.
Công tác vận chuyển cũng ảnh hưởng rất nhiều đến bề mặt cấu kiện đã được sơn. QSB cũng khá chú trọng nên công tác đóng gói cũng hết sức cẩn thận trước khi vận chuyển.
Chia sẻ trên là quy trình sơn kết cấu thép cơ bản. Để hiểu rõ chi tiết, và công tác chuẩn bị cho công trình nhà tiền chế sắp triển khai. Bạn hãy liên hệ ngay đến QSB Steel, đội ngũ kỹ sư đầy kinh nghiệm sẽ tư vấn, cho bạn lời khuyên chân thành và đầy đủ nhất.
Xem thêm: Giá thi công nhà tiền chế mới nhất