Nhà thép tiền chế là sự lựa chọn phổ biến nhất cho các doanh nghiệp hiện nay để thay thế cho những công trình xây dựng từ bê tông cốt thép như truyền thống. Dù công trình xây dựng bằng thép tiền chế hay bê tông cốt thép thì đều phải sử dụng móng làm nền tảng giúp truyền tải trọng công trình xuống nền đất bên dưới, nâng đỡ cho toàn bộ công trình. Vậy nhà khung thép tiền chế nên sử dụng loại móng nhà khung thép nào thì hợp lý.
Dưới đây QSB Steel sẽ giới thiệu đến với các bạn những loại móng nhà khung thép sử dụng trong công trình xây dựng nhà tiền chế.
Nền móng đóng vai trò rất quan trọng sẽ quyết định đến chất lượng và tuổi thọ của nhà tiền chế. Xét về mặt kinh tế và chi phí xây dựng thì phần móng nhà khung thép chiếm từ 30-40% chi phí của toàn bộ công trình.
Cũng giống như công trình xây dựng bê tông cốt thép, phần móng có tác dụng truyền tải trọng của công trình xuống nên đất, giúp nâng đỡ cho toàn bộ công trình phía trên. Đặc biệt với công trình nhà khung thép, được sử dụng chủ yếu bằng các chất liệu có trọng lượng nhẹ thì phần móng sẽ càng đóng vai trò quan trọng hơn; nên cần phải có đủ khả năng chịu lực cũng như đảm bảo độ lún trong mức cho phép.
Đội ngũ thiết kế và kỹ sư sẽ phải tính toán và lựa chọn loại móng phù hợp với địa chất cũng như điều kiện thực tế của công trình xây dựng để không xảy ra các sự cố hay sai sót do nền móng gây ra.
Bản móng hay đài móng hình chữ nhật, có độ dốc vừa phải để khi thi công không làm tuột bê tông. Trên bản móng thường có gờ giúp tăng độ cứng cho móng.
Giằng móng (hay đá kiềng) là đà liên kết ngang giũa các móng. Giằng móng đặt tại cao độ nền công trình với 2 chức năng: đỡ tường ngăn và chống độ lún lệch giữa các móng, nếu đà giằng móng dùng để liên kết chống lún lệch thì móng phải có kích thước đảm bảo nhận được vai trò này.
Chiều cao cổ móng được thiết kế để có thể đảm bảo độ sâu chôn móng trong đất, đáp ứng được các yêu cầu của hệ thống cấp thoát nước, hầm hố ga và để móng có chiều sâu đặt trên nền đất tốt bên dưới, chiêu sâu này còn được xem xét đến ảnh hưởng của vị trí mực nước ngầm.
Chiều sâu chôn móng góp phần gia tăng khả nang chịu tải và ổn định của nền đất, trường hợp nhà có tầng hầm chiêu cao được quy đổi theo công thức tính chuẩn.
Có thể bạn sẽ quan tâm: Nhà thép tiền chế
Nền đất đắp để tôn nền được thi công kĩ lưỡng thì chiêu cao này được kể thêm chiều cao đất đắp.
Đáy móng được cấu tạo gồm một lớp bê tông lót, thường là bê tông đá 4×6 mác 100 để làm sạch đáy hố móng, có tác dụng như một ván khuôn để đổ bê tông, giữ không để chảy, mất xi măng thấm vào đất.
Cốt thép đặt trong móng phải được kê cao 2÷3cm để bê tông có thể bảo vệ tốt lớp thép này, đường kinh cốt thép nền dùng Ø12 trở lên.
Tùy theo quy mô, ứng dụng của nhà thép tiền chế và nền đất mà kỹ sư thiết kế sẽ lựa chọn loại móng hợp lý; để đảm bảo được khả năng chịu lực, phương pháp thi công và tiết kiệm mặt về kinh tế.
Móng được chia thành 2 loại là: móng nông và móng sâu (móng cọc)
Móng đơn hay còn được gọi là móng cốc, là loại móng được đặt ngay phía dưới chân cột và thường có dạng hình vuông hoặc chữ nhật.
Cấu tạo móng đơn
Móng đơn được cấu tạo gồm 2 phần là: đáy đài móng và cổ cột. Đáy đài móng sẽ được đặt lên một lớp lót là bê tông mỏng, gạch hoặc trải bạt, trải nilong. Mục đích của việc này là tạo nên 1 bề mặt bằng phẳng và tránh mất nước bê tông trong suốt quá trình đổ bê tông.
Móng đơn thường được liên kết với nhau bởi hệ dầm móng; vừa có tác dụng nâng đỡ hệ tường xây bên trên; vừa có tác dụng giằng các móng đơn để tránh hiện tượng lún lệch giữa các đài móng.
Móng đơn thường sử dụng cho các loại nhà có tải trọng nhỏ, thường không quá 3 tầng và ở trên nền đất bên dưới tương đối cứng.
Móng băng là loại móng bố trí theo dãi, theo phương dọc và ngang nhà dưới chân cột có chức năng đỡ hệ tường xây bên trên.
Cấu tạo móng băng
Khi tải trọng công trình bên trên lớn và nền đất yếu, tiến diện móng đơn là quá lớn, các kỹ sư sẽ cân nhắc chọn giải pháp móng băng, kích thước móng băng thường từ 0,8m – 1,2m.
Móng băng có độ ổn định cao hơn móng đơn và được sử dụng nhiều cho nhà dân dụng từ 3-5 tầng.
Móng bè là loại móng được đổ bê tông rộng toàn bộ ngôi nhà, phân đều tải trọng từ bên trên và phân bố đều ra toàn bộ nền đất dưới nhà.
Cấu tạo móng bè
Tùy vào tải trọng và kích thước móng bè mà chọn độ dày móng bè cho phù hợp. Thông thường với nhà dân dụng, móng bè thường dày từ 150mm – 200mm. Đan thép 2 lớp và xung quanh chạy dầm để hệ móng cứng và ổn định hơn.
Móng bè có độ ổn định cao nhất, tuy nhiên tốn vật liệu bê tông và thép, và khối lượng đào đắp lớn nên chỉ được sử dụng trong một số trường hợp tải trọng bên trên lớn và nền đất yếu.
Móng sâu là loại móng được sử dụng phổ biến cho các công trình có tải trọng lớn hay được xây dựng trên nền đất yếu. Móng cọc bao gồm có đài và cọc, có nhiệm vụ chính là truyền tải trọng từ công trình xuống các lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sau và xung quanh nó.
Cấu tạo:
– Cấu tạo móng cọc
– Cấu tạo đài cọc
Mọi thông tin chi tiết liên quan đến nhà khung thép, Quý khách hàng vui lòng liên hệ QSB Steel. Đội ngũ nhân viên sẽ chia sẻ chi tiết giải pháp trọn gói cho dự án của bạn. Hoặc có thể gọi Hotline để được tư vấn miễn phí nhé.
Xem thêm: Giá thi công nhà tiền chế mới nhất